
Mỗi một dòng sông đều mang trong mình một ý nghĩa riêng. Dòng nước trên sông thay đổi không ngừng, dòng nước này chảy qua, dòng nước khác lại đến. Dòng sông là một bộ sưu tập của những khoảnh khắc, tạo cho chúng ta một cảm giác liên tục. Hôm nay là quá khứ, và cũng là tương lai – Đức Phật đã từng nói như vậy. Và công viên đất nung Thanh Hà là một thiết kế hoàn hảo lấy ý tưởng từ dòng sông ấy – Dòng sông của quá khứ, hiện tại và tương lai…
Về làng gốm Thanh Hà, ta được nhìn ngắm vũ điệu gốm trên những hũ niêu, bức tường, lồng đèn…, nghe hồn gốm chuyện trò những xa xưa trên những mái đình lem luốc thời gian, những nếp nhà liêu xiêu rêu ngủ, loáng thoáng bóng ông cha về… Nếu muốn, ta có thể ngồi xuống chuốt gốm và tìm hồn của đất…
Làng gốm Thanh Hà vốn rất nổi tiếng với các sản phẩm gốm, cũng như gạch và ngói. Đặc biệt nhất phải nói đến kĩ thuật làm ngói Âm Dương mà ngày nay chúng ta có thể thấy trên những mái nhà trong phố cổ Hội An. Những viên gạch đỏ, tiêu biểu cho đất sét ở đây, cũng được sử dụng trong xây dựng bảo tàng. Công viên đất nung Thanh Hà được thiết kế, xây dựng và thành lập bởi KTS Nguyễn Văn Nguyên và cộng sự Nhavietcorp, những người con được sinh ra và lớn lên từ Thanh Hà, chịu ảnh hưởng bởi truyền thống lâu đời và bề dày lịch sử của làng nghề.
Tổng thể công viên

Cũng giống như ngôi làng được bao bọc bởi sông nước, bảo tàng được đặt ở giữa, bao bọc bởi làng. Cách trang trí tại Công viên cũng tương tự như ở nhà các thợ gốm: Các lò nung, bàn xoay gốm, xưởng sản xuất, nơi trưng bày sản phẩm… Các khu vực còn lại dành cho mục đích trải nghiệm và nghỉ ngơi.
Hai tòa nhà lớn không chỉ lấy nguồn gốc từ văn hóa Chăm hay Sa Huỳnh, mà còn lấy cảm hứng từ hai loại lò nung của làng là lò úp và lò ngửa – hai khái niệm Âm Dương của văn hóa phương Đông. Khối nhà như lò ngửa tạo không gian mở, kết nối giao lưu, giới thiệu các làng nghề gốm truyền thống Việt Nam, là nơi trưng bày các tác phẩm đương đại. Khối nhà như lò úp, như khái niệm lưu giữ, bảo tồn, nơi đây giới thiệu, bảo tồn về lịch sử làng nghề 500 năm, và trưng bày các sản phẩm của làng nghề.
Khi bạn đi vào khu triển lãm và đi bộ trên cầu thang lên đến vị trí cao nhất, bạn sẽ biết chắc đó là lò ngửa. Đứng ở cầu thang tầng trên, nơi có thể dẫn đến mái nhà, bạn chỉ nhìn thấy bầu trời. Một du khách cho biết nó giống như cầu thang lên thiên đường, và đó có thể cũng là cảm giác của ngọn lửa trong lò ngửa. Nó có thể thoát ra từ nơi cao nhất. Một tòa nhà khác giống như lò úp. Ngọn lửa có chiều hướng đi xuống. Lò úp có thể đạt đến một nhiệt độ nung cao hơn nhưng sẽ khó khăn hơn trong việc xây dựng.
Phía trên khu trưng bày, bạn có thể nhìn thấy sản phẩm của các làng gốm truyền thống khác ở Việt Nam. Và tầng trên cùng dành riêng cho các cuộc khai quật, tiết lộ cho chúng ta văn hóa Chăm được xây dựng như thế nào, người Sa Huỳnh đã sống như thế nào trong quá khứ.
Hai hình khối lấy cảm hứng từ lò ngửa và lò úp truyền thống
Sự ảnh hưởng của bảo tàng rất rõ ràng, một số dân làng đã nhìn thấy những khả năng mới và hầu hết các cửa hàng đang dần dần đổi mới. Dòng sông, với lịch sử 500 năm – nơi đã mang những nghệ nhân từ miền bắc đến lập làng, cũng là dòng sông giúp người dân Thanh Hà vận chuyển gốm đến mọi miền đất nước. Cũng chính dòng sông ấy, mang lại cho nơi đây lượng lớn du khách từ khắp nơi trên thế giới. Họ đến và mua sản phẩm đất nung Thanh Hà, mang về nhà. Một lần nữa, hôm nay, lịch sử đang tiếp diễn như thế.


Phía trên khu trưng bày, bạn có thể nhìn thấy sản phẩm của các làng gốm truyền thống khác ở Việt Nam. Và tầng trên cùng dành riêng cho các cuộc khai quật, tiết lộ cho chúng ta văn hóa Chăm được xây dựng như thế nào, người Sa Huỳnh đã sống như thế nào trong quá khứ.
Khu mô hình thu nhỏ bằng chất liệu đất nung
Sự ảnh hưởng của bảo tàng rất rõ ràng, một số dân làng đã nhìn thấy những khả năng mới và hầu hết các cửa hàng đang dần dần đổi mới. Dòng sông, với lịch sử 500 năm – nơi đã mang những nghệ nhân từ miền bắc đến lập làng, cũng là dòng sông giúp người dân Thanh Hà vận chuyển gốm đến mọi miền đất nước. Cũng chính dòng sông ấy, mang lại cho nơi đây lượng lớn du khách từ khắp nơi trên thế giới. Họ đến và mua sản phẩm đất nung Thanh Hà, mang về nhà. Một lần nữa, hôm nay, lịch sử đang tiếp diễn như thế.