08h30-17h00, Thứ 7 & Chủ nhật 08h00-17h30

08h30-17h00, Thứ 7 & Chủ nhật 08h00-17h30

Những nghệ nhân và giai thoại trong làng

Nghề gốm Thanh Hà đã trải qua nhiều thăng trầm cùng với sự biến động của bối cảnh lịch sử, xã hội và kinh tế nhưng người dân trong làng vẫn quyết tâm bám trụ giữ nghề và phát triển cho đến ngày nay. Đó cũng chính là một phần nhờ vào công lao các bậc cao nhân làng gốm, “những người đi tìm hồn của đất”, đã miệt mài truyền ngọn lữa giữ làng, khơi lửa dậy từ tro than âm ỉ ngay cả trong giai đoạn khốn khó nhất của nghề gốm Thanh Hà  và truyền tình yêu gốm nhiệt thành cho lớp lớp cháu con nối nghiệp giữ gìn và phát huy cơ nghiệp ông cha.

Nghệ nhân: Nguyễn Thị Được (bà Phú)

Cụ bà Nguyễn Thị Được với gần 80 năm gắn bó với đất sét, bàn chuốt, lò nung là thợ gốm giàu kinh nghiệm nhất làng và được xem là “huyền thoại làng gốm”. Bà đã cống hiến cả cuộc đời mình cho làng gốm Thanh Hà. Nghệ nhân Nguyễn Thị Được sinh ra trong một gia đình có cha mẹ là thợ gốm khéo tay của làng, tộc Nguyễn Văn của bà cũng có nhiều thợ giỏi được nhà Nguyễn tuyển vào làm ở tượng cục Long Thọ – Huế. Trong môi trường ấy, bà Được đã nhanh chóng học được kỹ thuật chuốt gốm từ gia đình, láng giềng, đến 15 tuổi bà đã là thợ chuốt. Với bàn tay tài hoa của mình, bà luôn là thợ lành nghề trong hơn 75 năm làm gốm. Bà đã dồn hết tâm huyết truyền kỹ thuật chuốt gốm và truyền cảm hứng cho con cháu của mình bằng cả trái tim góp phần thắp lên ngọn lửa mạnh mẽ lâu dài cho sự trường tồn của làng gốm Thanh Hà.  Bà và cháu trai đã làm ra sản phẩm tiêu biểu cho làng mang tên “Sản phẩm trên mâm gốm do bà Được mài giũa” có hoa văn đắp nổi và sơn nhiều màu sắc. Những sản phẩm đó đã trở thành bản thảo văn hóa có giá trị được trưng bày tại nhiều hội chợ làng nghề truyền thống ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên – Huế.  Ngày khánh thành công viên văn hóa đất nung cách đây 5 năm, bà Được là người vinh dự chuốc cái bùng binh đầu tiên

Nghệ nhân: Lê Thị Chiến và Nguyễn Lành

Dù đã ngoài 80 tuổi, tóc đã bạc trắng nhưng ông Nguyễn Lành vẫn có đôi mắt sáng, giọng nói khỏe khoắn, bước đi đều đều khi dẫn đầu đoàn rước các già làng trong ngày lễ. Ông chứ không ai khác chính là “quý đại nhân” của hội nghệ nhân đóng thuyền Lê Thị Chiến.

Nghệ nhân: Anh Lê Quốc Tuấn và Lê Trọng

Từ năm 10 tuổi, anh ấy đã làm việc trên các vùng đất qua lũ lụt và mùa hè nóng nực, tay và chân của anh ấy đầy sẹo và được đánh dấu bởi công việc của anh ấy. Sau đó, chiến tranh bắt đầu, và các gia đình phải di dời không có nhà ở, cảm nhận nỗi đau của cảnh cơ cực. Khi cuộc sơ tán kết thúc, ngôi làng bắt đầu xây dựng lại. Nghề gốm được hồi sinh vào thời điểm này, với những mẻ gốm được làm ra và vận chuyển bằng thuyền sẵn sàng để bán. Cả làng gốm, thợ gốm ai cũng nôn nóng bắt tay vào làm. Mặt trời ló dạng sau một tuần mưa. Trời không mưa thì nắng nóng như thiêu như đốt. – Anh nói: Tôi tin Thanh Hà sẽ sống, qua nghe tiếng sét chúng tôi phải sống. Ông cha ta còn gặp nhiều vấn đề khó khăn hơn thế nhiều, vậy mà làng gốm Thanh Hà vẫn trường tồn cho đến ngày nay…

Ông là người tiên phong trong lĩnh vực gốm Thanh Hà, gạch nối giữa truyền thống và hiện đại. Lê Quốc Tuấn đã góp một phần không nhỏ vào việc giữ “niềm đam mê cháy bỏng” của quê hương. Ngọn lửa này vẫn không ngừng cháy và đã được tặng thưởng nhiều giải thưởng cho các tác phẩm gốm: Soi bóng sông Hoài Hà, tiêu, gốm sứ… Ngồi giữa những sản phẩm đất nung ngổn ngang, Lê Quốc Tuấn mỉm cười với tôi. Người đàn ông 45 tuổi cùng vợ con dường như luôn bận rộn với công việc. Ông nói: “Tôi không cần phải lo kiếm sống nữa. Mối quan tâm chính của tôi là tạo ra những sản phẩm mới, làng phải tiếp tục phát triển, chúng tôi phải bắt nhịp với thế giới hiện đại mà không quên cội nguồn và di sản của mình.

Nghệ nhân: Ông Lê Văn Xê

Lê Văn Xê là người đi đầu trong việc phát triển các loại lò kiểu mới với sự hỗ trợ của Nhà nước. Đây là loại lò đốt tuân thủ quy trình sản xuất truyền thống từ khâu chuẩn bị nhiên liệu, xử lý, tạo hình, làm khô và làm nguội nung nhưng được chế tạo để đạt năng suất cao hơn, độ bền tốt hơn do có thành dày, hạn chế ô nhiễm môi trường từ ống khói. Ông Xe đang làm lò, còn ông và vợ tất bật, khuôn mặt lấm tấm mồ hôi và khói. Đã ngoài 50 tuổi, ông vẫn chúi mũi vào lò, đảm đương khối lượng công việc lớn bởi “ Thuê người phụ giúp thì tốn kém lắm, mỗi tháng ra lò đều đặn một mẻ cũng còn. không đủ ăn”. Nhà anh có hai lò: một trước, một sau.

Những giai thoại trong làng

ÔNG NGUYỄN VIẾT BIẾT- NGƯỜI CẤT TIẾNG RAO TRÊN NHỮNG NẺO HOANG VU NÚI ĐỒ

Hũ, nồi, cối, chậu, bùng binh …đây! Hũ, nồi, cối, chậu, bùng binh …đây!
Tiếng rao có từ 40 năm trước trên những nẻo hoang vu núi đồi đến hôm nay vẫn không có vẻ gì mệt mỏi, chỉ là không còn vang âm xa, mạnh như buổi ban đầu. Đó là những năm 69-70 của thế kỷ trước. Nguyễn Viết Biết, một mình một con ngựa thép (xe đạp) thồ theo lủng lẳng hũ nồi cối chậu, dong ruổi trên những chặng đường từ làng xóm xa xôi đến mấy thôn đèo hiu quạnh, rao bán. 
Hũ, nồi, cối, chậu, bùng binh …đây! Hũ, nồi, cối, chậu, bùng binh …đây!  
Cách mua bán có ông với người miền núi là bằng …niềm tin. Tôi đã chấp nhận bán …nợ cho họ đợi đến họ thu hoạch mùa màng rồi thì nhận lúa gạo bắp …lại chở về. Hồn nhiên sống, hồn nhiên làm việc là một nét đặc trưng của Thanh Hà – Hội An, là một cái mác chính hiệu. Chính hiệu từ giọt giọt mồ hôi đến chiếc xe đạp cà tàng của ông, người đã cất tiếng rao trên những nẻo hoang vu núi đèo…Nguyễn Viết Biết thành ra rất xưa cũ nhưng… thật đến thà…

ÔNG NGUYỄN DƯ- NGƯỜI XÂY LÒ

Lò, tưởng chừng đơn giản vì mẫu mã kết cấu có sẵn nhưng không, lò là cái gì đó linh thiêng trong tâm thức của làng nghề. Nó như cái cung lòng của mẹ (tử cung), nơi ôm ấp, gìn giữ và nung chín cái phôi thành một sinh thể sống động, bền vững với trăm năm. Lò, không áp đặt kích thước, cả dáng vẻ vì tùy theo nhu cầu, tùy theo diện tích đất, sẽ có những thiết kế khác nhau trong chi tiết…

Bao nhiêu năm, mẫu lò Thanh Hà vẫn không thay đổi, từ trong sâu thẳm đó là ý thức bảo vệ truyền thống của ông cha nên là vẫn lò úp và ngửa, củi dùng là phi lao (dương liễu khô). Nguồn củi cũng là vấn đề đặt ra cho chủ lò. Với kinh nghiệm xây lò, ông thuần thục trong việc chọn hướng lò, tiết kiệm củi khi đốt, đặc biệt là độ bầu cong của lò làm cho nhiệt trong lò đồng đều để nung chín đều sản phẩm.

To keep connected with us please login with your personal info.

Không chấp nhận thành viên mới.

Enter your personal details and start journey with us.

The Loquet Museum fuels a journey of discovery across time to enable
solutions for a brighter future rich in nature and culture.