08h30-17h00, Thứ 7 & Chủ nhật 08h00-17h30

08h30-17h00, Thứ 7 & Chủ nhật 08h00-17h30

Bảo tàng đất nung và kiến trúc Chămpa

Giới thiệu :

Theo truyền thuyết, tiếp nối trên những vùng đất của nền văn hóa Sa Huỳnh, vương quốc Champa hình thành và được cai trị bởi hai dòng tộc là Cau (Kramuk Vansh); và Dừa (Narikel Vansh )

Những hiện vật gốm được tìm thấy ở một số di chỉ thuộc vùng văn hóa Sa huỳnh- Champa hé lộ những bằng chứng cho thấy, sự tiếp nối trong đời sống dân cư ở ven những dòng sông thuộc miền Trung Việt Nam

Ngày xưa, lâu lắm rồi, không ai nhớ nữa, có tộc người Chăm, vương quốc Champa ở miền Trung Việt Nam 

Vương quốc Chăm Pa

Champa- một vương quốc cổ của cư dân ven biển Miền Trung Việt Nam xưa đã hình thành. Từ những nhóm Nam Đảo lênh đênh trên biển rồi định cư nơi đây, năm tháng đi qua họ đã xây dựng vương quốc cổ Champa- trở thành tộc Chăm, có lịch sử phát triển riêng và hơn 15 thế kỷ tồn tại…

Các di tích cổ ở Đông Nam á và Chăm pa

Vào thế kỹ thứ X, một thế kỹ độc đáo trong lịch sử của mình, Champa là một vương quốc phát triển toàn diện, đứng vững trong khi hàng loạt các quốc gia cổ Đông Nam Á lục địa ra đời cùng thời bị diệt vong. Phải chăng trong một bối cảnh khu vực thuận lợi và Champa đã biết phát huy thế mạnh của mình, mở cửa giao lưu với thế giới bên ngoài

Các kiểu tóc trong điêu khắc Chăm Pa

Ba kiểu bới tóc truyền thống phổ biến xưa của các cô gái Champa gồm: * Đầu chải búi lớn ra phía sau, hoặc giữa gáy, hoặc lệch sang một bên. * Đầu chải rồi bới lên cao thành ba tầng. Một vòng trang sức cài dọc theo đầu từ chân tóc lên đỉnh. * Đầu chải rồi tết tóc như tết tam giác, rồi vấn hình con rắn cao lên phía đỉnh đầu.

 

Các loại trang phục: Săm pốt và Sa rông

Ba kiểu bới tóc truyền thống phổ biến xưa của các cô gái Champa gồm: * Đầu chải búi lớn ra phía sau, hoặc giữa gáy, hoặc lệch sang một bên. * Đầu chải rồi bới lên cao thành ba tầng. Một vòng trang sức cài dọc theo đầu từ chân tóc lên đỉnh. * Đầu chải rồi tết tóc như tết tam giác, rồi vấn hình con rắn cao lên phía đỉnh đầu.

Các điệu múa và nhạc cụ

Người Champa trân trọng 3 loại nhạc cụ: kèn Saranai, trống Basanưng, Ginăng vì là tượng trưng cho con người, trời, đất thành một thể hoàn chỉnh. Do vậy 3 nhạc cụ này khi biểu diễn luôn hòa quyện vào nhau không được tách rời, trong đó kèn Saranai là nhạc cụ chủ đạo.

Hình tượng các loài vật trang trí

Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Trong đó phổ biến các loại hình hoa văn: hoa cúc, hoa sen, hoa dây, con sâu, sóng nước, ngọn lửa, hoa văn hình học, hoa văn hình động vật…nhiều nơi còn trang trí thêm các hình động vật đặc trưng như: Rắn thần Naga và Shesha, Thủy quái Makara, thần Kala, chim thần Garuda, tượng voi sư tử Gajasimha…

Các chi tiết đất nung trang trí trên Tháp

Di sản của nghệ thuật của Champa để lại ngày nay gồm điêu khắc đá, hội họa và âm nhạc Champa, trong đó nổi bật nhất là kiến trúc và điêu khắc trong các tháp Champa

Các đỉnh tháp chóp nhọn đã được đưa vào phần mái đua và trang trí với những cánh hoa sen. Một số trong nhóm này có những dòng chữ Chăm chạm khắc ngắn.

Các đỉnh tháp được đặt trên một lớp gạch được xếp theo hình chóp nhọn, ở các góc của phần sân thượng mái ba tầng. Một đỉnh tháp chóp nhọn bằng đá được sử dụng để che đỉnh của phần sân thượng mái này.

Các mẫu trang trí kiến trúc

Các yếu tố kiến trúc của nhóm G được làm hoàn toàn bằng đất nung bởi nhiều nhóm thợ thủ công khác nhau. Các dấu vết thạch cao mỏng được phát hiện cũng cho thấy những mẫu này đã từng được nhuộm màu. Những yếu tố này đã làm phong phú thêm cho các chi tiết trang trí trong cấu trúc di tích và thượng tầng.

Những phần tôn tạo và thông điệp tôn giáo trong các cấu trúc được gắn lên khu vực khác nhau như phần tường trên cửa, tấm trang trí phía trước, các hoạ tiết và điểm nhấn trang trí với các hình ảnh tượng trưng cho thiên nhiên, con người và động vật. Điều này trái ngược với phần nề trơn, không có bất kỳ hoạ tiết trang trí chạm khắc nào trên các viên gạch.

Nhiều khả năng trước đây đã có những bức tranh trang trí toàn bộ bề mặt của ngôi đền tương tự như đối với các di tích của người Khmer hoặc Ấn Độ; những trang trí này giờ đã biến mất do thời gian bào mòn. Khoảng 30 tấm trang trí ba thuỳ có kích thước tương tự đã được tìm thấy dưới đống đổ nát của bức tường bao quanh. Những chi tiết trang trí này có thể đã được gắn vào bức tường này, với những lỗ hổng để tạo hiệu ứng ánh sáng và bóng tối.

KỸ THUẬT XÂY DỰNG CỦA NGƯỜI CHĂM

Sự độc đáo trong kiến trúc Chăm được thể hiện qua cả hình khối và phương pháp xây dựng. Hình khối mỗi ngôi đền vẫn được giữ nguyên qua năm tháng trong khi các hoạ tiết trang trí có thay đổi theo thời gian

Các bậc thầy cổ đại đã từng sử dụng gạch nung mềm lắp ráp bằng cách xát tay để xây dựng một công trình đồ sộ. Những khớp mỏng, đặc trưng cho phường pháp nề của người Chăm, được tạo ra bằng cách sử dụng các kỹ thuật mài chập. Các phần khuôn, hốc, mặt trước được chạm khắc lên gạch và phần nề sau khi việc xây dựng các ngôi đền đã hoàn thành.

Khu mô hình tháp

Về nghệ thuật tôn giáo, trong nhiều thế kỷ, người Chàm đã xây dựng được rất nhiều công trình kiến trúc và điêu khắc đến-tháp Ấn Độ giáo và Phật giáo có quy mô lớn với kỹ thuật cấu trúc điêu luyện, trang trí tinh xảo và đa dạng, thể hiện cá tính thẩm mỹ độc đáo.

Ngày nay vẫn tồn tại khoảng 24 nhóm đền-tháp bằng gạch nung kết hợp với sa thạch tại các di tích nổi tiếng như Mỹ Sơn, Đồng Dương, Pô Nagar Nha Trang, Dương Long… cùng với hàng ngàn tác phẩm điêu khắc bằng sa thạch và hợp kim trưng bày tại các bảo tàng trong nước và quốc tế. Mỹ thuật Champa đã góp phần tạo nên diện mạo riêng của nền nghệ thuật Đông Nam Á bên cạnh nền nghệ thuật Ấn Độ kỳ vĩ (Parmentier 1909; 1918; Boisselier 1963; Trần Kỳ Phương, Shigeeda 1997; 2005).

Kiến trúc Champa nổi bật với các tháp được xây bằng loại gạch đặc biệt, không dùng vữa nhưng vẫn vững bền. Gạch Champa luôn có màu sắc đỏ au và không bị rêu mốc. Các tháp chính là sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ của công nghệ xây dựng và điêu khắc, trang trí. Tháp  để thờ tự, tâm linh và cao hơn là ý nghĩa triết học. Các trang trí kiến trúc, điêu khắc có tính nhịp điệu, lặp lại, đồng dạng, đăng đối. Hình tượng vòm cuốn trang trí trên đền tháp Champa là sản phẩm của người Chăm trên cơ sở tiếp thu những hình tượng của các nền văn hóa khác mà đặc biệt là của văn hóa Ấn Độ.

 

  • Ngày thành lập
    1985-09-13
  • Bộ sưu tập
    2.6 triệu
  • Diện tích
    807,000 sq ft (75,000 m2) in 94 galleries
  • Khách tham quan
    1,124,759 (2024)
  • Địa chỉ
    Nam Diêu, Phường Thanh Hà, Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
  • Số điện thoại
    0973999649
  • Email
    info@thanhhaterracotta.com
  • Trang web
  • Giờ mở cửa
    08h30-17h00
Bản đồ Google

To keep connected with us please login with your personal info.

Không chấp nhận thành viên mới.

Enter your personal details and start journey with us.