08h30-17h00, Thứ 7 & Chủ nhật 08h00-17h30

08h30-17h00, Thứ 7 & Chủ nhật 08h00-17h30

Bảo Tàng Các Làng Nghề Gốm Truyền Thống Việt Nam

Qua những con đường làng quanh co, du khách có thể bắt gặp những hình ảnh quen thuộc cùa các làng nghề gốm truyền thống như Vĩnh Long, Lư Cấm, Bàu Trúc, Phước Tích, Hương Canh, Phù Lãng, M’nong

Làng gốm PHÙ LÃNG

Gốm Phù Lãng được phủ một lớp men có hoa văn màu da lươn trông thanh nhã và bền đẹp

Vị trí địa lý

Làng gốm Phù Lãng thuộc xã Phù Lãng huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Phù Lãng nằm bên bên sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày chở khách qua lại. Địa danh Phù Lãng có thể có vào cuối đời Trần đầu thời Lê. Theo Tô Nguyễn, Trình Nguyễn trong sách Kinh Bắc – Hà Bắc thì ông Tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ông được triều đình cử đi sang Trung Quốc. Trong chuyến đi này, ông học được nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong nước. Đầu tiên, nghề này được truyền vào vùng dân cư đôi bờ sông Lục Đầu sau đó chuyển về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thời Trần (thế kỷ XIII), nghề được truyền đến đất Phù Lãng.

Đặc Điểm

Nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm của nghề gốm Phù Lãng là đất sét có màu hồng nhạt ở làng Thống Vát, Cung Kiệm (xã Việt Thống). Khác với gốm Thổ Hà. Nay màu sắc trang trí đã được tạo mẫu phong phú như màu trắng, màu đỏ, màu đen,… được chế tác từ chất liệu tự nhiên. Đất sau khi mua được chở về Phù Lãng bằng thuyền lớn. Qua nhiều công đoạn, đất sét được luyện dẻo mịn rồi tạo hình trên bàn xoay bằng tay của người thợ thủ công. Sản phẩm chính của gốm Phù Lãng xưa là chum vại, ấm đất, chậu cảnh, tiểu sành

 

Làng gốm PHƯỚC TÍCH

Làng gốm Phước Tích có một lịch sử hình thành và phát triển đầy quyền lực

Vị trí địa lý

Làng cổ Phước Tích thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, Việt Nam.. Làng được thành lập từ năm 1470, vào những năm đầu trong đợt di dân thứ 2 vào vùng Thuận Quảng, sau cuộc bình Chiêm năm 1471 dưới triều vua Lê Thánh Tông. Cách đây khoảng trên 500 năm, vùng này được gọi là xứ Cồn Dương, được bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu uốn cong hình móng ngựa. Vì làng không có ruộng, dân làng lấy nghề làm gốm là nghề chính để mưu sinh. Chính vua Gia Long đặt tên cho làng là Phước Tích.

Đặc Điểm

Gốm Phước Tích được nung rất kỹ, lò đắp kiên cố nhiệt cao, lửa lúc nào cũng đượm hồng, nhờ thế mà sản phẩm không bị nứt và giúp giữ nhiệt, giữ hương vị. Các sản phẩm gốm Phước Tích nổi tiếng khắp nơi, không chỉ bởi độ bền mà còn đặc biệt bởi không có cái nào giống cái nào, có màu sắc khác nhau rất Các sản phẩm sau khi nung mặc dù không tráng men nhưng vẫn có lớp men nổi bên ngoài, không bị thẩm thấu. Đặc biệt sản phẩm gốm Phước Tích còn dùng để tiến vua, nổi tiếng nhất là những chiếc “om ngự” để nấu cơm cho vua ăn.

Làng gốm MĂNG THÍT

Làng gốm Măng Thít hay còn gọi là “Vương quốc đỏ” thuộc tỉnh Vĩnh Long, một tỉnh nằm ở trung tâm Đồng Bằng sông Cửu Long

Vị trí địa lý

, giữa sông Tiền và sông Hậu, có trữ lượng đất sét phèn lớn chiếm 69% diện tích. Nhờ đất có chất lượng cao, màu mỡ vào bậc nhất trong vùng, Vĩnh Long có điều kiện để hình thành và phát triển nghề gạch ngói từ hơn 50 năm qua. Đặc biệt, Vĩnh Long còn được biết đến là nơi sản xuất gốm đỏ nổi tiếng trong cả nước, xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Đặc Điểm

Tuy sinh sau đẻ muộn, nhưng làng gốm ở Vĩnh Long lại có nét độc đáo riêng, đó là dòng gốm không men, không có màu đó ối của gạch ngói. Sự kết tinh hội tụ của 3 nền văn hóa truyền thống rất độc đáo giữa người Kinh, người Hoa và người Khmer đã tạo ra cho Vĩnh Long những sản phẩm gốm khác biệt. Gốm Vĩnh Long có màu hồng tự nhiên, sau khi nung ửng lớp phấn trắng phơn phớt bên ngoài như sương. Vĩnh Long có còn nổi tiếng với những ngôi nhà “độc nhất vô nhị” được xây dựng hoàn toàn bằng gốm đỏ và các công trình lò nung như những thành quách bằng đất nung soi bóng bên bờ sông Cổ Chiên.

Làng gốm BÀU TRÚC

Là một trong hai làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á, Bàu Trúc còn được coi như một bảo tàng mang đặc tính gốm truyền thống của dân tộc Chăm

Vị trí địa lý

Làng gốm Bàu Trúc (tiếng Chăm cổ gọi là Paley Hamu Trok, có nghĩa là “làng trũng, nhô ra cuối triền sông”) thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.. Theo truyền thuyết, nghề gốm do vợ chồng ông tổ Po K’long Chank dạy cho phụ nữ Chăm từ thời xa xưa. Gốm Bàu Trúc được làm hoàn toàn bằng tay, các dụng cụ mô hình thô sơ, thợ làm gốm đều là phụ nữ, còn đàn ông chỉ tham gia vào những công đoạn như đập tơi đất, nung gốm.

Đặc Trưng sản phẩm

Các thợ gốm tạo hình cho sản phẩm nhờ bàn tay khéo léo và những bước chân quanh cột đá tròn làm trụ, chứ không dựa vào bàn xoay. Hoa văn trang trí trên gốm Bàu Trúc là những đường chạm khắc hay đắp nổi mang đậm nét văn hóa Chăm Pa. Gốm Chăm Bàu Trúc truyền thống có màu sắc vàng đỏ, đỏ hồng, xen lẫn những vệt nâu, đen xám. Nếu đưa ra ánh sáng, sẽ thấy trong da gốm lấp lánh những đốm vàng nhạt do gốm ở đây không phải được làm thuần từ đất sét, mà khi làm nguyên liệu đất sét đã được pha với một phần cát non được lấy từ các con suối trên nguồn chảy về, cát nơi ấy có chứa rất nhiều sa khoáng.  Nước hay thức ăn để trong các sản phẩm gốm Bàu Trúc lâu hư và luôn mát hơn nhiệt độ bên ngoài.

Làng gốm M’NÔNG

. Đối với đồng bào M’Nông, nghề gốm được truyền từ mẹ sang con, phụ nữ đảm nhận vai trò làm gốm từ lúc lấy đất cho đến lúc nung thành sản phẩm.

Vị trí địa lý

Làng gốm cổ của người M’nông ở buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk hiện là làng gốm cổ duy nhất còn lại của người M’nông Rlăm ở Tây NguyênVì thế, phụ nữ M’Nông giữ vai trò chính trong việc bảo tồn và phát huy nghề gốm truyền thống của dân tộc mình.

Đặc Điểm

Nguyên liệu để chế tác đồ gốm là loại đất sét được giã nhuyễn bằng cối, không pha trộn với bất kỳ nguyên liệu nào khác, được lấy ở Đak Sang (tức là nơi có nước sạch). Gốm M’nông được nặn bằng tay (không dùng bàn xoay) mà thợ gốm sẽ di chuyển xung quanh sản phẩm, sử dụng thanh tre vót mỏng và miếng vải thấm ướt để tạo hình. Sản phẩm thô được để ráo bớt nước thì người thợ gốm mới dùng que vẽ hoa văn, họa tiết, lấy hòn đá cuội chà xát bề mặt cho bóng, rồi tiếp tục phơi khô trong bóng râm. Sản phẩm gốm được nung lộ thiên khoảng 1-2 tiếng sẽ được vùi ngay vào vỏ trấu. Vỏ trấu cháy tạo khói, khói này ám vào gốm và làm đen gốm. Những sản phẩm được đánh bóng kỹ lưỡng ở công đoạn trước sẽ cho bề mặt rất đen và bóng, nhìn giống như kim loại. Đây chính là màu đặc trưng của gốm M’Nông và là sự khác biệt so với các dòng gốm khác.

Làng gốm HƯƠNG CANH

Vị trí địa lý

, Làng gốm Hương Canh có tuổi đời hơn 300 năm là làng gốm sành cổ lâu đời ở vùng Trung du Bắc bộ.

Làng gốm Hương Canh nay thuộc thôn Đại Đồng, thị trấn Hương Canh, Huyện Bình Xuyên. Hương Canh nằm trong vùng sản xuất gốm của trung tâm gốm Vĩnh PhúcKhu vực sản xuất gốm tập trung ở xóm Lò Cang, nằm gần ngã ba sông được tạo bởi đoạn hợp lưu của đoạn sông Phan với sông Cọn.

Đặc Điểm

Gốm Hương Canh là gốm sành với đặc trưng thô, mộc có màu đất nung cháy chống được nước thẩm thấu, ngăn được ánh sáng, giữ được độ bền hương vị của những thứ đựng bên trong. Điểm tạo nên sự khác biệt của gốm Hương Canh là chất đất xanh có độ mịn dẻo cao ít tạp chất, khi nung già gõ thường phát ra tiếng kêu lanh canh, giống như khi ta chạm vào kim loại.

Làng gốm LƯ CẤM

Vị trí địa lý

Hiện tại đình làng Lư Cấm vẫn còn lưu giữ 3 sắc phong của vua triều Nguyễn đối với ông tổ nghề gốm và các bậc tiền nhân có công phát triển nghề gốm Lư Cấm

Làng gốm Lư Cấm thuộc thôn Lư Cấm, xã Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang là làng nghề lâu đời hình thành từ đầu thế kỷ XIX.  Khi đó giao thông đường thủy rất hưng thịnh, làng gốm Lư Cấm nằm bên bờ sông Cái sản xuất các mặt hàng gốm đa đạng như lu, vại, lọ, bình…được đưa xuống thuyền đi bán khắp miền Duyên hải Nam Trung Bộ.. Sản phẩm tiêu biểu của gốm Lư Cấm là chiếc lò đất.

Đặc Điểm

Gốm Lư Cấm dùng đất sét ở Vĩnh Thạnh nên có màu sắc ánh đỏ và hồng rất đẹp mắt và có tuổi thọ cao. Đất được trộn, nhồi với nước cho nhuyễn rồi theo kinh nghiệm chia ra từng phần nhỏ mỗi phần đủ tạo ra một chiếc lò rồi dùng khuôn để in. Khi lấy thân lò ra khỏi khuôn, thợ gốm sẽ gắn thêm các quai lò, làm cửa lò và vỉ lót lò.

  • Ngày thành lập
    1985-09-13
  • Bộ sưu tập
    2.6 triệu
  • Diện tích
    807,000 sq ft (75,000 m2) in 94 galleries
  • Khách tham quan
    1,124,759 (2024)
  • Địa chỉ
    Nam Diêu, Phường Thanh Hà, Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
  • Số điện thoại
    0973999649
  • Email
    info@thanhhaterracotta.com
  • Trang web
  • Giờ mở cửa
    08h30-17h00
Bản đồ Google

To keep connected with us please login with your personal info.

Không chấp nhận thành viên mới.

Enter your personal details and start journey with us.