QUY TRÌNH SẢN XUẤT GỐM TRUYỀN THỐNG |
|
Bước 1 .Đội đất Đất sét được lấy từ sông Thu Bồn, được vận chuyển bằng đường Thủy trên các con thuyền chở đất. |
|
Bước 2. Tỉa đất Là công đoạn quan trọng hình thành kết cấu đất. Sau khi đất được chở về, đất được rấm kỷ bằng nước, ủ 1 -2 ngày, người thợ tỉa đất bằng "mai" và "nề" , tỉa nhỏ đất từ từ từng đống qua lại cho đến khi đất đủ độ ẩm. |
|
Bước 3. Đạp đất Đất sau khi đủ nước và dẻo. Người thợ tiếp tục dùng chân đạp đất liên tục để "chín" đất – tạo độ dẻo, nước thấm đều |
|
Bước 4. Nặn còi Đất nhồi nhẻo, tạo một cồi đất hình trụ tròn cao 10cm x 10 cm để chuốt |
|
Bước 5. Chuốt Dùng bàn xoay để tạo hình gốm. Một người dùng chân vừa đẩy bàn xoay, tay vừa nặn cồi, một người ngồi chuốt tạo hình. Người chuốt thường là các nghệ nhân lớn tuổi còn người đẩy là người nhỏ tuổi hơn. |
|
Bước 6. Nghè – phơi ráo Một số sản phẩm cần "nghè"- dùng nắp con nghêu lớn, chà trên bề mặt cho lán, thường sử dụng để nghè bên trong nồi đất- rồi sao đó mới cạo đáy và phơi khô |
|
Bước 7. Sửa nguội – phơi khô Sau khi chuốt xong, sản phẩm được đưa ra sân phơi đến khi vừa đủ sẽ được đưa vào sửa nguội để hoàn chỉnh. |
|
Bước 8. Chất lò Sản phẩm sau khi được phơi khô hoàn toàn sẽ được đưa đến lò nung để chuẩn bị chất lò. Sản phẩm tập trung chất lò cùng một lúc để sản phẩm có thể được nung lửa đều người thợ lò phải biết cách chất các sản phẩm như thế nào để lửa có thể len lỏi và nung đều sản phẩm. Để lò đạt nhiệt độ cao và chín đều, người ta còn chêm thêm vào các viên than được đín sẵn. |
|
Bước 9. Đốt lò Nguyên liệu sử dụng để đốt lò là củi, chủ yếu là củi dương liễu, được chẻ thành từng khúc, phơi khô |
 |
Bước 10. Ra lò Sau giai đoạn nung 1 - 3 ngày tùy theo lò lớn hay nhỏ, sản phẩm đã chín ta sẽ mở cửa lò và ra lò. Sản phẩm được thồ ra chợ Hội An hay các chợ quanh vùng để bán, hay được các thương lái gần xa đến đặt mua tại lò. |
|
|
QUY TRÌNH SẢN XUẤT GỐM MỚI HIỆN NAY |
Phương thức làm gốm hiện nay vẫn giữ được nét truyền thống với việc chuốt tay, hay nung bằng lò củi. Nhưng nhằm tăng năng xuất cũng như thêm mẫu mã, người dân làng gốm đã kết hợp cùng phương pháp đổ khuôn thạch cao để tạo thêm sự đa dạng sản phẩm và năng xuất. |
1 - Tạo mẫu: tạo mẫu sản phẩm bằng đất sét theo thiết kế - cốt đất
|
|
2 - Tạo khuôn thạch cao từ mẫu đất sét
|
|
3 - Tạo cốt thạch cao: Rót thạch cao vào khuôn để tạo hình sản phẩm với chất liệu là thạch cao
|
4 - Chỉnh sửa cốt thạch cao: |
 |
5 - Tạo khuôn sản xuất |
|
6 - Rót đất tạo sản phẩm
|
|
7 - Phơi nhẹ
|
|
8 - Sửa nguội - cắt lỗ - sửa phần dư thừa
|
 |
9 - Phơi khô |
 |
10 - Đánh bóng |
 |
11 - Vào lò |
|
gốm Thanh Hà |